5 nơi để tìm ý tưởng cho bài viết mới của bạn

Posted on 04/01/2012 bởi

0


Ảnh: Michael Heilemann (Flickr.com)

Trần Hương Trang dịch từ bài viết của Krissy Brady trên trang Writeitsideways.com.

Một nỗi sợ hãi của nhiều người viết khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp viết lách tự do của mình đó là nỗi sợ cạn kiệt ý tưởng.

Trước đây tôi đã từng nghĩ rằng tìm kiếm những ý tưởng sản sinh lợi nhuận là một quá trình đáng sợ, nhưng giờ tôi lại gắn bó và tìm được niềm vui từ công việc này.

Phần hay nhất trong quá trình tìm ý tưởng viết đó là bạn phải nhìn nhận cuộc sống theo một cách hoàn toàn mới: từng chi tiết về cuộc sống của bạn và xung quanh bạn trở nên quan trọng; tâm trí của bạn hoàn toàn mở rộng ra với những kinh nghiệm mới (bao gồm cả những điều tiêu cực), và điều này làm rộng mở óc sáng tạo của bạn một cách đáng kể.

Đôi khi bạn sẽ phải vất vả mới có được ý tưởng mới, và có những lần bạn sẽ choáng ngợp với những cơn bùng nổ sáng tạo mà bạn có thể nghĩ ra đến 20 ý tưởng một lúc.

Vào những lúc bạn cảm thấy như thể có một bức tường ngăn cách bạn và óc sáng tạo của bạn, thì đây là một số cách giúp bạn mở cánh cửa đó một lần nữa, nhằm lấp đầy kho ý tưởng của mình.

1. Kinh nghiệm nghề nghiệp

Đây là một gợi ý đặc biệt quan trọng cho những người viết chưa từng xuất bản một đoạn viết nào. Ở đoạn “giới thiệu về tác giả” ở cuối bài viết, nơi nhà văn được gợi ý thêm vào kinh nghiệm của mình, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp như một cách nói lên rằng bạn là người thích hợp nhất cho bài viết đó.

Tuy vậy, nếu đó không phải là công việc bạn yêu thích, hay đơn giản là thấy nó ‘không ổn’, thì bất kể bạn có khai thác được bao nhiêu tài liệu viết từ đó, tôi khuyên bạn nên từ bỏ. Từ bỏ càng nhanh càng tốt, và chỉ nên viết về những gì bạn đặc biệt yêu thích. Có một số lý do giải thích vì sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại của mình và tiếp tục nghiệp viết mơ ước, và những lí do đó nên đi cùng với bạn.

2. Kinh nghiệm cá nhân và thử thách

Đây là cách ưa thích của tôi khi nghĩ về những ý tưởng viết mới. Đó là kinh nghiệm cá nhân, cũng như những trải nghiệm tích cực và khám phá mới, những điều bạn không thể không chia sẻ, cũng như những kinh nghiệm không-được-tích-cực-cho-lắm trong quá khứ có thể trở thành công cụ tuyệt vời.

Đặc biệt đối với kinh nghiệm tiêu cực bạn đã trải qua hay vẫn cần phải đối mặt trong hiện tại: bạn có thể sử dụng bài viết của mình để nghiên cứu và nâng cao cuộc sống của mình, đồng thời cải thiện cuộc sống của độc giả, kết nối họ ở mức độ cá nhân, và đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

3. Sách báo và tạp chí

Việc đọc tạp chí về lĩnh vực (chuyên môn) mà bạn thích viết nhất sẽ phục vụ ba mục đích sau:

1. Nó giúp bạn quen với việc xuất bản và văn phong/cách tiếp cận.
2. Nếu bạn đã biên soạn sẵn một vài ý tưởng, bạn có thể kiểm tra xem liệu đã có ý tưởng tương tự như của bạn đã công bố hay chưa.
3. Bạn có thể nghiên cứu những gì được viết và tạo ra những ý tưởng tương tự , những bài viết mở rộng những ý niệm đã được đề cập trước đó nhưng khai thác sâu hơn. Trong khi tiến hành, hoạt động này có khả năng châm ngòi cho những ý tưởng hoàn toàn mới cho những bài viết sau này.

Bởi các bài viết đã được sắp đặt công phu trước đó, báo chí không phải là nguồn ý tưởng lớn nhất có thể sử dụng ngay được – cho tới lúc một tờ tạp chí có thể xuất bản ý tưởng thì không có gì được coi là tin tức cả.

Tuy vậy, nhờ việc đọc và học về những gì có trên báo, bạn có thể viết được những bài về những chủ đề chung hay cụ thể, và đánh dấu những người hay doanh nghiệp có trong những bản tin đó để làm chủ đề cho những buổi phỏng vấn thú vị sau này.

4. Tài khoản mạng xã hội

Những người bạn dõi theo qua Facebook, Twitter hay LinkedIn có thể là kho báu thông tin cho việc tìm kiếm ý tưởng viết mới.

Mọi người có xu hướng cởi mở trên các tài khoản mạng xã hội, vì thế hãy luôn dõi theo những cuộc thảo luận nổ ra mà không có thông báo; đó có thể tạo nên những bài viết mang lại lợi nhuận và thú vị.

5. Các diễn đàn bạn tham gia trên mạng

Mục đích chung của diễn đàn là xây dựng các mối quan hệ, kết nối, và phản hồi lẫn nhau. Nếu bạn phải dõi theo một diễn đàn trên mạng dành cho đối tượng độc giả đích của bạn, thì hầu như không thể có việc bạn ghé thăm mà không tìm thấy ít nhất một ý tưởng khả thi.

Mỗi tuần một lần, tôi dạo qua các diễn đàn mình tham gia xem liệu có câu hỏi hay đề nghị xin lời khuyên mới nào không. Nếu có ai đó đặt câu hỏi, chắc chắn phải có những người khác muốn trả lời, nhưng họ không chắc nên hỏi/xem ở đâu. Bạn có thể đưa ra câu trả lời bằng những dự án viết của mình, đồng thời xây dựng uy tín xuất bản của mình.

Ý tưởng ở khắp mọi nơi, nhưng chỉ có một vài chỗ bạn có thể sử dụng để thực hành kĩ năng tư duy. Khi bạn mở rộng lòng với bất kì hay tất cả kinh nghiệm (đảm bảo có một bản ghi chép có hệ thống từ khi ý tưởng mới hình thành), bạn sẽ có được rất nhiều ý tưởng mới mà thậm chí không biết nên bắt đầu từ đâu (khiến bạn phải cần đến một bài viết mới).

Về tác giả: Krissy Brady là cây viết tự do sống tại Gravenhurst, Ontario, Canada. Cô là một blogger chuyên viết về việc duy trì đam mê viết lách. Hiện cô đang viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, một bộ sưu tập thơ và kịch. Để hiểu thêm và liên lạc với Krissy, hãy ghé thăm trang blog của cô tại krissybrady.com.

Độc giả muốn đem các bài viết trên F-Corner sang đăng ở các nơi khác hay muốn tham gia viết, dịch bài cộng tác với F-Corner, xin vui lòng vào đọc kỹ trang XƯNG DANH để biết thêm chi tiết. Chân thành cảm ơn.

Posted in: Bài dịch