“Tỷ lệ bỏ đi quá sớm” và cách phòng chống

Posted on 21/09/2011 bởi

0


Ảnh: Keso (Flickr.com)

Hằng B Nguyễn dịch các bài viết trên trang Bloggingpro.com và Problogger.net.

Google đã huấn luyện chúng ta, khi những người tìm kiếm thông tin tin rằng các kết quả ở trên cùng là phù hợp nhất,  liên quan nhất và có khả năng là nơi để chúng ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của mình nhất. Vì vậy, vị trí trên cùng của trang kết quả tìm kiếm chính là nơi các trang web đều muốn chiếm giữ, bởi vì nó đồng nghĩa với lượng khách truy cập.

Google có thể quyết định trang web nào là phù hợp nhất cho một từ khóa tìm kiếm cụ thể, nhưng người tìm kiếm mới là những người quyết định liệu trang web đó có phải là thứ họ đang tìm kiếm và Google có thể giám sát được điều này thông qua một tỉ lệ gọi là bounce rate (tạm dịch là “tỷ lệ bỏ đi quá sớm” – F-Corner). Nếu phần lớn lượng khách truy cập web bỏ đi quá sớm, chỉ vài giây sau khi vào trang nào đó, Google sẽ theo dõi và có thể quyết định đưa một trang web khác lên thay (vào vị trí phía trên của trang kết quả tìm kiếm).

Có một số các lí do thông thường mà một người truy cập có thể quyết định bỏ đi khỏi một trang web sớm. Bất cứ điều gì, từ thời gian tải chậm, một thiết kế cồng kềnh và không hấp dẫn, nội dung chất lượng kém. Tất cả đóng một yếu tố quyết định trong nguyên nhân tại sao người truy cập quyết định rời khỏi trang web của bạn.

Hầu hết chúng ta sẵn sàng tha thứ cho một trang web chậm hoặc thiết kế xấu nếu nó có thể cung cấp câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm. Tuy nhiên, điều không thể tha thứ theo quan điểm của người tìm kiếm là một trang web cung cấp cho họ những thứ vô giá trị với nội dung có chất lượng kém mà không trả lời được câu hỏi của họ.

Phủ kín các trang web của bạn bằng nội dung chất lượng sẽ không đảm bảo chúng sẽ nhận được lưu lượng truy cập xứng đáng. Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta làm việc trong chuyên ngành hẹp, nơi các trang web kém chất lượng có vẻ như liên tục vượt hạng chúng ta, rõ ràng tất cả mọi người đều thấy rằng những trang web cung cấp cho người tìm kiếm những thứ không có giá trị đích thực, nhưng không phải là dễ dàng cho Google thấy điều này bởi vì họ có thể chỉ nhận định dựa trên tỉ lệ “bỏ đi quá sớm” của trang web đó. Khi bạn đi qua các trang web này, bạn thấy rõ rằng những người quản trị trang web đã tập trung phần lớn thời gian và nỗ lực của họ để thao túng các công cụ tìm kiếm để trang của họ có thể đạt được thứ hạng kia, với ít sự chú ý đặt vào lưu lượng truy cập mà họ nhận được một khi họ đã đạt được thứ hạng họ muốn.

Đây là lý do tại sao chất lượng nội dung và SEO* nên luôn luôn sát cánh bên nhau. SEO là rất quan trọng cho sự thành công của trang web bất kì nào, nhưng việc hy sinh chất lượng nội dung để có thể dành tất cả thời gian xây dựng liên kết (links) nhằm thao túng các công cụ tìm kiếm không phải là câu trả lời.

Nếu bạn cảm thấy thời gian của bạn tốt nhất nên được dùng để cố gắng nâng trang của bạn lên hạng xứng đáng thì việc hay nhất là outsource tất cả việc viết lách cho một người viết, người có thể dành thời gian cần thiết để tạo ra nội dung mà người tìm kiếm đang tìm và sẽ đánh giá cao. Trả công cho một người viết có kỹ năng để sản xuất kiểu nội dung mà mọi người đang tìm kiếm sẽ làm ngân sách của bạn thêm căng thẳng, nhưng nếu bạn có sự cống hiến và quyết tâm muốn đưa trang web của bạn vượt qua khó khăn để đến với một giai đoạn mà nó đạt được mức tiềm năng, thì bạn sẽ có thể nắm lại đại cục rất nhanh và sẽ có một trang web không chỉ là nguồn thông tin giá trị cho mọi người mà còn tạo ra một nguồn thu nhập ổn ​​định và nhất quán. Và đây là lý do thực sự tại sao chất lượng nội dung và SEO nên sát cánh cùng nhau để vượt qua bất kì vấn đề nào với tỉ lệ bỏ đi quá sớm.

3 biện pháp giảm bounce rate:

1. Thiết lập thanh định hướng chứa các trang đặc biệt: Thay vì chỉ liệt kê những chuyên mục trên thanh định hướng (navigation bar) của bạn, bạn có thể tạo ra các trang blog riêng biệt giúp hoàn thành mục tiêu hữu ích, bao gồm các trang phục vụ mục đích SEO và có nội dung vô cùng dễ chia sẻ (linkbait), các trang hướng dẫn khách truy cập mới, và các trang giúp bạn thiết lập sự tin tưởng với những người vào blog của bạn lần đầu tiên.

2. Cung cấp những thứ miễn phí: Một chiến lược được thực hiện trên gần như tất cả các blog WordPress thành công là sự cho đi những thứ miễn phí. Đây hầu như luôn luôn là sản phẩm kỹ thuật số, blogger không tốn chi phí nào khi cung cấp các sản phẩm này. Chiến lược này hoạt động rất tốt bởi vì mọi người nhiều khả năng sẽ theo dõi blog của bạn nếu họ nhìn thấy nội dung miễn phí và có giá trị đến theo cách của họ: họ sẽ không muốn bỏ lỡ bất cứ điều gì trong tương lai.

3. Tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người đăng kí theo dõi: Blog của bạn sẽ chẳng là gì nếu không có những người đăng kí theo dõi hay người hâm mộ trung thành. Vì vậy, việc làm cho mọi người chuyển từ hình thức “lấy thông tin rồi đi” sang “theo dõi thường xuyên” là rất quan trọng, và việc làm cho chuyện đăng kí theo dõi blog của bạn trở nên dễ dàng là cái gì đó là vô cùng quan trọng. (F-Corner sẽ có bài hướng dẫn chi tiết hơn về vấn đề này trong vài hôm tới, mời các bạn chú ý theo dõi.)

Chú thích:

  • SEO: Viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization, thường được dịch là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, tạo ra các nội dung trên một web/blog về một chủ đề nào đó sao cho khi có người dùng các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo Search…) về chủ đề ấy thì trong phần kết quả hiện ra, web/blog đấy ở ngay những trang đầu.

Độc giả muốn đem các bài viết trên F-Corner sang đăng ở các nơi khác hay muốn tham gia viết, dịch bài cộng tác với F-Corner, xin vui lòng vào đọc kỹ trang XƯNG DANH để biết thêm chi tiết. Chân thành cảm ơn.

Posted in: Bài dịch